Cao tổ Nguyễn Hiển
Cao tổ Nguyễn Hiển, đời thứ 11, thuộc phái "29 tháng 3", Quí phái.
Không biết tên Cha của Ông, nhưng ông 7 Chính (đời thứ 13, chi quí phái 18/3), gọi ông bằng Ông, gọi ông Miền (con của Ông) bằng Chú, và ông Khôi (cháu nội của Ông) gọi ông 7 Chính bằng Anh nên mới biết ông là đời thứ 11.
Và cũng khớp với lời của chú 2 Tiến (đời thứ 14, chi thứ phái 11/3) là ông Miền ngang bậc với ông Ngữ (ông Nội của chú 2 Tiến, đời thứ 12).
1- Cao tổ Nguyễn-Ý
2- Cao tổ Nguyễn-Vị
3- Cao tổ Nguyễn-Chè
4- Cao tổ Nguyễn-Hung
5- Cao tổ Nguyễn-Nam
6- Cao tổ Nguyễn-Dư
7- Cao tổ Nguyễn-Hiển
8- Cao tổ Nguyễn-Mai
Điều thú vị để phân vai cao thấp giữa “đời-thứ” là căn cứ theo cách xưng hô với nhau, nếu như:
_gọi con của Ông hoặc Bà bằng Bác, hoặc Cô Lớn thì đó là nhánh cao,
_gọi con của Ông hoặc Bà bằng Chú, hoặc Cô thì đó là nhánh thấp!
A/_Các ông Cao tổ : Vị, Chè, Hung và Nam (được ông Lợi cúng ngày 22/3) chúng tôi đã diễn giải trong phần chi tiết, cũng như mối liên hệ vai vế thứ bậc với nhau, đều thấp hơn Cao tổ Nguyễn Ý là do ông 9 Hùng gọi ông 9 Lớn (con của bà Nhứt) bằng Chú; gọi ông Lợi là “Lẫu Lợi” (tức là vai em).
B/_Cao tổ Nguyễn Dư thấp hơn các ông trên là do ông 3 Phúc (con ông Sung) gọi bà Nhứt bằng Cô lớn.
C/_Cao tổ Nguyễn Hiển thấp hơn Nguyễn Dư là do ông Đắt gọi ông 3 Phúc bằng Bác.
D/_Và cuối cùng là Cao tổ Nguyễn Mai thấp nhất là do ông 9 Hùng cho biết: ông Miền vai anh ông Tới, đồng thời ông Be (chắc Cố của ông Nguyễn Gẵng) cũng nói chi của ông là chi Út trong Tộc, vì ông gọi ông Xử bằng Bác ruột, nhưng phải gọi ông Rày, ông Mau bằng Bác họ ở nhánh trên, vì 2 ông này là cháu Nội của ông Nguyễn Đó (anh ruột của ông Nguyễn Gẵng).
Thưa Bà Con, thuở trước ở quê mình, gọi tên tộc của người Cha là thất kính, nên chỉ gọi theo tên đặt cho người con đầu lòng, do đó có những trường hợp tên gọi Cha và Con trùng lắp với nhau, kễ cả trong giấy tờ nên phải chú ý mới hiểu được!